Trình bày về các giai đoạn của quá trình bài tiết dịch vị
Dịch vị được dạ dày tiết khoảng 1-3 L mỗi ngày, có [HCl]
cao, pH ~ 1, gồm enzyme tiêu hóa, yếu tố nội, chất nhày. Qua trình bài tiết
dịch vị gồm những giai đoạn sau:
· Giai
đoạn thần kinh (giai đoạn đầu):
-
Diễn ra trước khi thức ăn vào dạ dày (nhìn, ngửi,
nếm hay nghĩ tới) hoặc trong khi ăn (càng ngon miệng thì cường độ bài tiết càng
mạnh)
-
Ảnh hưởng của tâm lý:
-
Dịch vị bài tiết lúc này là dịch vị tâm lý có
tác dụng chuẩn bị đón sẵn thức ăn vào dạ dày.
-
Cơ chế: phản xạ không và có điều kiện với đường
ly tâm là dây X.
-
Yếu tố ảnh hưởng: sợ hãi → giảm tiết, tức giận →
tăng tiết.
-
Bài tiết 20% lượng dịch vị của bữa ăn
· Giai
đoạn thần kinh thể dịch (giai đoạn dạ dày)
-
Thức ăn vào dạ dày → giãn dạ dày → kích thích cơ
học niêm mạc hang vị khởi động phản xạ dây X, phản xạ tại chỗ, giải phóng
gastrin → thân vị, kích thích bài tiết HCl và pepsinogen.
-
Cả hai cơ chế thần kinh và hormone phối hợp → bài
tiết dịch vị liên tục, chiếm ~ 70% dịch vị.
-
pH dạ dày thấp sẽ ức chế bài tiết gastrin
· Giai
đoạn thể dịch (giai đoạn ruột)
-
Thức ăn làm căng tá tràng + sản phẩm tiêu hóa +
HCl của → kích thích tá tràng tiết Gastrin (ít) → máu → dạ dày → kích thích tiết
dịch vị.
-
Khi tá tràng quá đầy, pH quá acid, vị trấp quá
nhiều mỡ, nhiều proteose và pepton → tá tràng bài tiết nhiều Secretin, GIP, CCK
(Cholecystokinin) → máu → dạ dày → ức chế tiết dịch vị → chậm lại tống vị trấp
xuống ruột.
Như vậy dịch vị được điều hoà bài tiết trước, trong khi thức
ăn ở dạ dày và sau khi thức ăn đã rời dạ dày, nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch
phối hợp → dịch vị được bài tiết phù hợp về số lượng và thành phần với thức ăn
cần được tiêu hoá.
0 comments :
Post a Comment