Câu 22 Trình bày các đặc tính của sợi cơ tim và ý nghĩa ~ Sức khỏe Bệnh Phổi

Câu 22 Trình bày các đặc tính của sợi cơ tim và ý nghĩa

Trình bày các đặc tính của sợi cơ tim và ý nghĩa. 

Cơ tim có chức năng co tự đông và co nhịp nhàng để thực hiện chức năng bơm máu → 4 đặc tính sinh lý là tính hứng phấn, tính trơ có chu kỳ, tính nhịp điệu và tính dẫn truyền
Tính hưng phấn:
·    là khả năng đáp ứng của cơ tim với kích thích thể hiện bằng co cơ như các cơ khác nhưng còn có các đặc tính riêng của cơ tim
·    Đặc tính:
-   Với cường độ kích thích dưới ngưỡng cơ tim không đáp ứng
-   Với cường độ kích thích bằng hoặc trên ngưỡng cơ tim đều đáp ứng co cơ tối đa (tất hoặc không).
-   Giải thích đặc tính: vì cơ tim có cấu tạo đặc biệt có cầu dẫn truyền hưng phấn giữa các tế bào cơ tim nên cơ tim hoạt động như một sợi cơ độc nhất. Khi kích thích có cường độ tới hoặc trên ngưỡng thì toàn bộ các sợi cơ tim hưng phấn làm cho tất cả các sợi cơ tim đều co do vậy mà khi cơ tim co là co tối đa ngay.
·    Ý nghĩa:
-   Nhờ có tính hưng phấn mà cơ tim co bóp được
-   Tất cả hoặc không → thể tích máu chứa trong buồng tim luôn bị đẩy hết ra động mạch mà không đọng lại.
Tính trơ có chu kỳ
·    là tính không đáp ứng với kích thích có chu kỳ của tim.
·    Đặc tính:
-   kích thích vào giai đoạn cơ tim đang co (tâm thu), dù cường độ kích thích cao hơn ngưỡng → không co nữa →khi cơ tim đang co thì cơ tim không đáp ứng với kích thích (giai đoạn trơ).
-   kích thích vào giai đoạn cơ tim đang giãn → tim đáp ứng bằng một co bóp phụ gọi là ngoại tâm thu, sau ngoại tâm thu cơ tim giãn ra và nghỉ gọi là nghỉ bù.
-   Tim nghỉ bù là do xung động từ nút xoang tới tâm thất rơi vào giai đoạn trơ của co bóp phụ
-   Như vậy trong giai đoạn tâm thu tim có tính trơ mà tim hoạt động có chu kỳ nên giai đoạn trơ cũng lặp đi lặp lại 1 cách đều đặn do đó gọi tim có tính trơ có chu kỳ.
-   Thời gian trơ tâm thất 0,25-0,3 s, của tâm nhĩ ~ 0,15s.
·    Ý nghĩa: tính trơ có chu kỳ → khi tim bị kích thích liên tiếp tim không bị co cứng.
Tính nhịp điệu
·    là khả năng tự phát các xung động cho tim hoạt động được thực hiện với hệ thống nút → tách rời ra khỏi cơ thể, được nuôi dưỡng đầy đủ → co bóp nhịp nhàng.
·    Khi tách rời hệ thống nút ta thấy :
-   Nút xoang phát xung động với tần số 70-80 xung/phút (tối đa 120 -150 ck/phút) → tim đập theo tần số phát xung của nút xoang, còn theo các xung khác gọi là lạc chỗ
-   Nút nhĩ thất phát xung động với tần số 40 -60 ck/phút
-   Bó His phát xung động với tần số 30 -40 ck/phút
-   Mạng purkinjer phát xung động với tần số15-40 ck/phút
·    Ý nghĩa: cơ tim hoạt động nhịp nhàng theo xung động của nút xoang.
Tính dẫn truyền
·    là khả năng dẫn truyền xung động của sợi cơ tim và hệ thống nút
·    Đặc tính: cơ tim và hệ thống nút dẫn truyền xung động với vận tốc khác nhau
-   Tốc độ dẫn truyền trong khối cơ nhĩ là 0,3m/s
-   Nút nhĩ thất dẫn truyền xung động với vận tốc 0,2m/s
-   Cơ tâm thất : 0,4m/s
-   Mạng Purkinje là 1,5 - 4m/s
·    Ý nghĩa: tạo ra sự hoạt động thống nhất và có chu kỳ giữa các phần của tim gồm các giai đoạn tâm nhĩ thu, tâm thất thu, tâm trương toàn bộ lặp đi lặp lại một cách nhịp nhàng theo một trình tự.

Ý nghĩa chung của các đặc tính cơ tim:
-   Tính nhịp điệu, tính hưng phấn và tính dẫn truyền mà tim ở trong cơ thể hay tách khỏi cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ vẫn tự co bóp nhịp nhàng đều đặn.
-   Tính trơ có chu kỳ: tim không bị co cứng khi bị kích thích liên tục


0 comments :

Post a Comment