Câu 20 Trình bày các chất chống đông thường sử dụng trong lâm sàng. ~ Sức khỏe Bệnh Phổi

Câu 20 Trình bày các chất chống đông thường sử dụng trong lâm sàng.

Trình bày các chất chống đông thường sử dụng trong lâm sàng. 

Chống đông trong cơ thể: hai chất hay được dùng để chống huyết khối hoặc đông máu trong lòng mạch là heparin và coumarin
·    Heparin: chiết xuất từ mô động vật/cơ quan, hoặc tổng hợp
-   Cơ chế:
+     Bản thân heparin không có tác dụng chống đông, nhưng khi kết hợp với anti-thrombin III → tăng tác dụng lên hàng trăm/ngàn lần → bất hoạt thrombin ngay lập tức
+     Phức hợp heparin – anti-thrombin III bất hoạt yếu tố IX, X, XI, XII
-   Tiêm heparin liều 0,5-1 mg/kg → kéo dài thời gian đông máu tới trên 30 phút
-   Tác dụng tức thời nên nhanh chóng ngăn cản tiến triển huyết khối
-   Tác dụng kéo dài 3-4h rồi bị phá hủy bởi heparinase trong máu
-   Quá liều → chảy máu nặng, dùng protamin (antiheparin) để khôi phục lại đông máu
-   Ứng dụng: phòng ngừa huyết khối trong tim mạch, chống cục máu đông trong can thiệp xâm lấn, chống đông trong ống nghiệm
·    Coumarin:
-   Coumarin ức chế gan tổng hợp yếu tố II, VII, IX, X → tác dụng gián tiếp qua gan nên không chóng đông trong ống nghiệm
-   Cơ chế: cạnh tranh với vitamin K trong các phản ứng enzyme → 4 yếu tố trên
-   Sau khi cho coumarin 12h, hoạt tính đông máu giảm còn 50%, sau 24 h còn 20% bình thường
-   Như vậy, không có tác dụng chống đông tức thời vì còn đợi các yếu tố đông máu có sắn trong huyết tương tiêu thụ hết
-   3 ngày sau ngừng coumarin thời gian đông máu mới về bình thường
-   Áp dụng: ngăn ngừa sự hình thành và phát triển huyết khối trong các bệnh tim mạch: rung nhĩ, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, van tim nhân tạo..
Chống đông trong ống nghiệm:
·    Ống nghiệm tráng silicon → ngăn cản sự hoạt hóa do tiếp xúc của yếu tố XII và tiểu cầu → ức chế đông máu nội sinh
·    Heparin: chống đông cả trong và ngoài cơ thể: dùng trong phẫu thuật khi máu đi qua máy tim phổi nhân tạo, thận nhân tạo
·    Chất làm giảm [Ca2+]: kali/amoni oxalat hoặc natri/amoni citrat → calcium oxalate/citrat. Máu mất ion Ca → không đông được

+     Muối citrat được dùng rộng tãi vì không độc, có thể tiêm tĩnh mạch → citrat đến gan → chuyển thành glucose hoặc chuyển hóa trực tiếp thành năng lượng (→ natri citrat chống đông trong máu lưu trữ)


0 comments :

Post a Comment