Câu 23 Kể tên ba giai đoạn của chu kỳ tim và nêu cơ chế của chu kỳ tim. ~ Sức khỏe Bệnh Phổi

Câu 23 Kể tên ba giai đoạn của chu kỳ tim và nêu cơ chế của chu kỳ tim.

Kể tên ba giai đoạn của chu kỳ tim và nêu cơ chế của chu kỳ tim. 

Hoạt động của tim lặp đi lặp lại một cách đều đặn nhịp nhàng theo một trình tự nhất định tạo nên chu kỳ hoạt dộng của tim hay còn gọi là chu chuyển tim.
Chu kỳ tim gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:
·    Giai đoạn tâm nhĩ thu
·    Giai đoạn tâm thất thu
·    Giai đoạn tâm trương toàn bộ

Cơ chế của chu kỳ tim
·    là cơ chế chuyển điện thế hoạt động (xung động thần kinh) thành sự co cơ tim.
·    Tim hoạt động nhịp nhàng là nhờ có hệ thống nút và các đặc tính của sợi cơ tim. Trong cơ thể bình thường nút xoang là nút chủ nhịp phát xung động.
-   Nút xoang: nắm ở tâm nhĩ phải chỗ tĩnh mạch chủ trên để vào tâm nhĩ phải, nhận sự chi phối của thần kinh giao cảm và phó giao cảm (dây X)
-   Nút nhĩ thất: nằm ở tâm nhĩ phải cạnh chỗ đổ vào của xoang tĩnh mạch vành và lá trong van ba lá đỏ vào tâm nhĩ phải. Nút nhĩ thất chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
-   Bó His: đi từ nút nhĩ thất tới VLT giữa phần màng và phần cơ thì chia làm hai nhánh P và nhánh T chạy bên dưới nội tâm mạc tới hai tâm thất, đến đây chúng chia thành các sợi nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim tạo thành mạng lưới Purkinjer. Bó His chỉ chịu sự chi phói của thần kinh giao cảm.

Cứ mỗi khoảng thời gian nhất định, nút xoang phát ra xung động → lan ra cơ tâm nhĩ làm cho cơ tâm nhĩ co lại (tâm nhĩ thu) → nút nhĩ thất rồi theo bó his toả ra theo mạng purkinje → cơ tâm thất làm cho cơ tâm thất co lại (giai đoạn tâm thất thu). Sau khi co, cơ tâm thất giãn ra thụ động trong khi tâm nhĩ đang giãn đó là giai đoạn tâm trương toàn bộ cho đến khi nút xoang phát ra xung động tiếp theo khởi động cho chu kỳ tim tiếp theo.

Điện thế hoạt động lan truyền đến màng cơ tim → tỏa khắp tế bào → giải phóng Ca vào cơ tương → làm actin và myosin trượt vào nhau → co cơ. Lực co cơ tim phụ thuộc phần lớn vào [Ca] ở dịch ngoại bào.

·    Ứng dụng
-   Khi sự dẫn truyền xung động từ nút xoang xuống tâm thất bị chậm trễ hay bị nghẽn hoàn toàn sẽ gây ra tình rạng bloc dẫn truyền ở các mức độ khác nhau.

-   Khi nút xoang không phát xung động sẽ dẫn đến bloc xoang nhĩ.


0 comments :

Post a Comment