Kể tên các hình thức khuếch tán vật chất, đặc điểm của hình thức khuếch tán, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuyếch tán.
· Khuếch
tán là sự liên tục vận động các hạt vật chất, có thể là ion, phân tử nước, là
chất tan trong dung dịch bất kỳ, trong dịch thể hoặc là chất khí.
· Khuếch
tán thụ động là hình thức vận chuyển vận chất theo chiều gradient điện hóa, tức
là đi từ nơi có nồng độ, áp suất, điện thế cao tới nơi thấp. Quá trình chuyển động
này nhờ năng lượng tự nhiên của vận động động học của vật chất (chuyển động nhiệt).
· Các
hình thức khuếch tán qua màng tế bào :
-
Khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép
-
Khuếch tán đơn thuần qua kênh protein và cánh
cổng ngăn kênh.
-
Khuếch tán có gia tốc (khuếch tán được tăng
cường)
· Đặc
điểm của hình thức khuếch tán:
-
Là sự vận động liên tục của các hạt vật chất
-
Vận chuyển theo gradient điện hoá: bậc thang
nồng độ, bậc thang áp suất, điện thế.
-
Sử dụng năng lượng tự nhiên sẵn có lấy từ vận
động nhiệt của vật chất - chuyển động Brow (gồm động năng và thế năng) (không lấy
năng lượng hóa năng – ATP), vật chất chỉ ngừng chuyển động khi nhiệt độ ở độ
không tuyệt đối (- 237°C hay 10°K ) do đó không tốn hoặc tốn vô cùng ít năng lượng.
-
Khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép:
+
Đối với chất tan trong mỡ: O2, N,
CO, rượu
+
Nước qua nhanh do phân tử nhỏ + động năng lớn. Các
phân tử không tan trong mỡ có thể qua nếu kích thước rất nhỏ
+
Ion không khuếch tán do (1) ion tích điện, làm nước
gắn vào tạo kích thước to; (2) điện tích của ion bị lớp lipid kéo xua đẩy.
-
Khuếch tán đơn thuần qua kênh protein:
+
Kênh có tính thấm chọn lọc cao
+
Hai cơ chế kiểm soát đóng mở cổng:
+
Đóng mở do điện thế: điện thế màng → thay đổi hình
dạng phân tử của cổng
+
Đóng mở do chất kết nối (ligan): đóng mở cổng do
protein kênh gắn với một phân tử khác
-
Khuếch tan được tăng cường:
+
Cần có chất mang
+
Tốc độ khuếch tán tăng dần tới mức tối đa thì ngừng
lại dù [chất khuếch tán] tiếp tục tăng
· Các
yếu tố ảnh hưởng:
-
Tính thấm của màng: đối với một chất là tốc độ
khuếch tán thực của chất đó qua một đơn vị diện tích màng, dưới tác dụng của
một đơn vị chênh lệch nồng độ( khi không có áp suất và hiệu điện thế). Tính thấm
của màng chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau :
+
Bề dày màng: càng dày càng khuếch tán chậm
+
Độ tan trong mỡ của chất khuếch tán: độ tan
trong mỡ của chất khuếch tán càng cao thì càng qua nhanh
+
Số lượng kênh protein: tốc độ khuếch tán tỉ lệ
thuận với số kênh trên một đơn vị diện tích)
+
Trọng lượng phân tử của chất khuếch tán và kích
thước phân tử: tỷ lệ nghịch.
+
Nhiệt độ: tỷ lệ thuận, vì nhiệt độ ↑ → ↑ cung
cấp năng lượng cho vật chất → động năng → hạt vật chất chuyển động nhanh hơn.
Hệ số khuếch tán của màng tế bào (D) là tính thấm P của toàn
màng, = bằng tính thấm P nhân với diện tích toàn màng A: D= P × A
-
Chênh lệch nồng độ chất khuếch tán: tốc độ khuếch
tán thực tỉ lệ thuận với chênh lệch nồng độ hai bên màng tế bào = aD (Co - Ci)
-
Chênh lệch áp suất: tốc độ khuếch tán thực tỉ lệ
thuận với chênh lệch áp suất hai bên màng tế bào
-
Chênh lệch điện thế đối với khuếch tán các ion:
khi có chênh lệch điện thế giữa hai bên màng, thì ion sẽ khuếch tán qua màng dù
không có chênh lệch nồng độ. tế bào
0 comments :
Post a Comment