Trình bày đặc điểm cấu tạo - chức năng của màng lọc cầu thận.
Đặc điểm cấu tạo của màng lọc cầu thận:
· Màng
lọc cầu thận gồm 3 lớp:
-
Lớp tế bào nội mô của mao mạch
-
Màng đáy
-
Lớp tế bào biểu mô phủ trên mặt ngoài của mao
mạch
· Tính thấm lớn hơn mao mạch khác 100 - 500 lần
do cấu trúc đặc biệt:
-
Lớp tế bào nội mô có hàng ngàn lỗ nhỏ ( cửa sổ) đường
kính khoảng 160 Angtron.
-
Màng đáy: mạng lưới collagen và proteoglycan, đan
chéo tạo khe nhỏ đường kính 110 Angtron
-
Tế bào biểu mô thành bao Bowman: tế bào biểu mô
to, hình thể không đều, có nhiều tua nho ra tạo ra những khe hở để dịch lọc đi
qua, đường kính khoảng 70 Angtron.
Đặc diểm chức năng của màng lọc cầu thận
· Tính
thấm cao hơn mao mạch nơi khác 100-500 lần.
· Tính
thấm có tính chọn lọc cao: phụ thuộc vào kích thước và lực tĩnh điện của các lỗ
lọc
-
Khe hở nhỏ dần → thấm có chọn lọc, những chất có
TLPT (kích thước phân tử) nhỏ hơn lỗ lọc sẽ qua được.
+
Những chất có trọng lượng phân tử < 5200 được
lọc qua cầu thận 100% (Inulin)
+
Albumin có trọng lượng phân tử 6900 chỉ qua được
0,5%
+
Với những chất có trọng lượng phân tử khác nhau
thì tính thấm khác nhau
+
Kích thước lỗ lọc: đủ lớn để cho các phân tử có
đường kính 8nm đi qua.
-
Điện tích của thành lỗ lọc và của vật chất hoà
tan:
+
điện tích lỗ lọc là (-) do proteoglycan tích
điện (-) rất mạnh → chất tích điện (-) dù có trọng lượng phân tử rất nhỏ cũng
sẽ bị lực đẩy tĩnh điện của thành lỗ lọc cản lại. Alb chỉ có tính thấm là 0,5%
mặc dù đường kính chỉ = 60 Angtron, Alb tích điện âm → lực đẩy tĩnh điện của
thành lỗ lọc cản lại.
· Lâm
sàng: Thực tế lâm sàng ta thấy với các bệnh lý cầu thận (VCTCấp) sẽ làm thay
đổi kích thước và điện tích của màng lọc cầu thận do vậy xuất hiện các thành
phần bất thường mà bình thường trong nước tiểu không có:
-
VCTC làm kích thước lỗ lọc tăng lên
-
HCTH làm thay đổi điện tích
-
Do vậy trong nước tiểu xuất hiện hồng cầu niệu,
bạch cầu niệu, protein niệu.
0 comments :
Post a Comment