Trình bày vai trò của các chất giãn mạch, ion, chất khí trong điều hoà huyết áp động mạch.
· Các
chất giãn mạch : gây hạ huyêt áp
-
Bradykinin
+
Có nhiều trong máu và dịch thể, lưu hành trong
máu dưới dạng chưa hoạt động → hoạt động nhờ Kalikrein
+
Tác dụng: giãn mạch mạnh, tăng tính thấm mao
mạch, → hạ huyết áp
+
Ứng dụng lâm sàng: Thuốc ức chế men chuyển
-
Histamin
+
Có ở hầu hết các mô trong cơ thể (da, phổi,
thận)
+
Là sản phẩm của histidin
+
Tác dụng: giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch →
hạ huyết áp (vai trò quan trọng trong cơ chế gây sốc phản vệ).
-
Prostaglandin
+
Từ phospholipid màng tế bào, có ở nhiều mô trong
cơ thể
+
Bản chất: acid béo không no đươc tổng hợp từ
acid arachidonic có 20 C với 4 liên kết đôi, có nhiều loại như A, B, E, F, I.
+
Các PG khác nhau có tác dụng khác nhau, một số gây
co mạch, nhưng nhìn chung chúng có tác dụng dãn mạch và tăng tính thấm thành
mạch .
· Các
ion và chất khí :
-
Ca2+ tăng → co mạch do Ca2+ kích
thích co cơ trơn (hoạt hoá Myosin ATPase làm cho sợi myosin và sợi actin trượt
vào nhau) gây tăng huyết áp.
+
Thuốc chẹn kênh canxi (Dihydropyridine,
Phenylalkyl, Benzo thiazepime) được dùng để hạ huyết áp.
-
K+ tăng → giãn mạch do ức chế co cơ
do đó có tác dụng hạ huyết áp.
-
Mg2+ tăng → giãn mạch do ức chế co cơ
trơn có tác dụng hạ huyết áp.
+
Lâm sàng: thuốc Panagin(K+ và Mg2+) được dùng
trong điều trị suy tim.
-
Nồng độ O2 ở mô giảm, nồng độ CO2
tăng làm giãn mạch (tăng trao đổi khí ở mô và ngược lại. Khi lao động , chơi
thể thao, giãn mạch cơ vân do nhu cầu sử dung O2 tăng.
0 comments :
Post a Comment