Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp động mạch.
Máu chảy trong động mạch với một áp suất nhất định gọi là
huyết áp. Máu chảy trong động mạch là do hai lực đối lập đó là lực đẩy máu của
tim và lực cản của động mạch trong đó lực đẩy máu của tim đã thắng nên máu chảy
được trong động mạch với một tốc độ và áp suất nhất định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp động mạch:
· Lưu
lượng tim :
-
Q = Qs × f → lưu lượng tim phụ thuộc thể
tích tâm thu và tần số tim.
-
Thể tích tâm thu Î lực tâm thu của tim (lực
co cơ tim) → HA Î
lực co cơ tim.
-
Lực cơ cơ
tim: tim co bóp mạnh → thể tích tâm thu tăng → tăng huyết áp và ngươc lại.
+
Trong lao động thể lực, máu về tim nhiều hoặc
trong hở chủ máu về tim trái nhiều làm cho lực tâm thu tăng lên làm cho huyết
áp tăng; khi cơ tim bị tổn thương (bệnh cơ tim, suy tim, viêm cơ tim, nhồi máu
cơ tim..) lực co cơ tim giảm dẫn đến thể tích tâm thu giảm làm giảm huyết áp
-
Tần số tim: tim đập nhanh → lưu lượng tim tăng →
tăng huyết áp, và ngược lại
+
Nếu đập quá nhanh → thời gian tâm trương ngắn →
máu không kịp về tim → thể tích tâm thu giảm nhiều → giảm lưu lượng tim (đỉnh tối
ưu khoảng 140 nhịp/phút)
+
trong cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc
cơn nhịp nhanh thất do nhịp tim tăng quá cao dẫn đến huyết áp giảm, lâm sàng
xuất hiện các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại vi.
· Máu:
-
Độ quánh của máu tăng → sức cản tăng lên → huyết
áp tăng và ngược lại khi độ quánh của máu giảm thì HA giảm.
+
Độ quánh của máu tăng lên trong mất nước như khi
bị nôn nhiều, ỉa chảy mất nước.
+
Độ quánh của máu giảm gặp trong mất protein máu
(xơ gan, hội chứng thận hư..) hay máu bị pha loãng khi truyền nhiều huyết
thanh.
-
Thể tích máu tăng → lưu lượng tim tăng → huyết
áp tăng, ngược lại thể tích máu giảm dẫn đến giảm lưu lượng tim do đó huyết áp
giảm.Trong các trường hợp mất máu, mất nước thể tích máu giảm → huyết áp giảm.
-
Trên lâm sàng hai yếu tố này thường đi kèm nhau,
ví dụ khi bị nôn hay ỉa chảy mất nước làm cho độ quánh máu tăng nhưng thể tích
máu lại giảm trên lâm sàng giai đoạn đầu huyết áp vẫn ổn định do cơ thể bù trừ
bằng co mạch, sau đó huyết áp sẽ giảm.
· Mạch
máu:
-
Đường kính của mạch máu: khi co mạch đường kính
của mạch máu nhỏ lại, sức cản của mạch máu tăng → huyết áp tăng, ngược lại khi
mạch bị giãn ra thì huyết áp giảm.
-
Độ đàn hồi của mạch máu: ở những mạch máu kém
đàn hồi thì sức cản của mạch tăng lên làm cho huyết áp tăng. Ở người già, mạch
máu kém đàn hồi hay xơ vữa → huyết áp tăng.
· Sử
dụng các thuốc điều trị tăng hyết áp tác động đến các yếu tố trên sẽ làm hạ
huyết áp.
-
Chẹn bS: giảm lực co cơ tim làm hạ huyết áp
-
Lợi tiểu: giảm thể tích tuần hoàn
- chẹn kênh canxi, chẹn alpha làm giãn mạch
Bệnh tăng huyết áp cho tới hiện tại không chỉ là khiếp sợ của người cao tuổi mà còn là ám ảnh của cả giới trẻ. Với những các triệu chứng của bệnh, nó không những khiến bản thân mệt mỏi, sợ hãi mà còn diễn đến nhiều biến chứng nếu như không chữa trị sớm. Thêm nữa, áp huyết cao còn liên quan đến quá nhiều các bệnh về tim mạch. Chính chính vì thế, hãy tìm ra và chữa bệnh tăng huyết áp càng sớm thì càng có khả năng chữa khỏi bệnh nhanh chóng. https://suckhoehangngay365.blogspot.com/2017/12/cau-chuyen-dinh-duong-cho-benh-ap-huyet-cao.html
ReplyDelete