Câu 19 Trình bày các giai đoạn quá trình đông máu. ~ Sức khỏe Bệnh Phổi

Câu 19 Trình bày các giai đoạn quá trình đông máu.

Trình bày các giai đoạn quá trình đông máu. 

Các giai đoạn của quá trình đông máu

-          Giai đoạn tạo protrombinase
o   Đông máu ngoại sinh : khi máu tiếp xúc mô tổn thương , yếu tố III của mô được giải phóng sẽ + yếu tố VII + ion Ca2+ tạo thành 1 tác nhân hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố Xh + ion calci + yếu tố V trên các hạt phospholipid của mô tạo phức hợp protrombinase
o   Đông máu nội sinh : Có thể xảy ra bên trong hoặc ngoài cơ thể . Đầu tiên là hoạt hóa yếu tố XII ( xảy ra khi tiếp xúc collagen , fibrin , màng tiểu cầu trong quá trình kết tụ tiểu cầu , …và trong trạng thái stress , ở ngoài cơ thể trong ống nghiệm )
§  XII h hoạt hóa XI
§  Xih+ion Ca2+ hoạt hóa IX
§  IXh + VIIIh +ion Ca2+ trên nền phospholipid tiểu cầu -> hoạt hóa yếu tố X
§  Xh + ion calci + V trên nền phospholipid tiểu cầu -> tạo phức hợp protrombinase
-          Giai đoạn chuyển protrombin thành trombin
o   Protrombin là 1 globulin huyết do gan sản xuất , là tiền chất ko hoạt động của trombin
o   Protrombinase + ion calci sẽ chuyển protrombin thành trombin . Lúc đầu sự chuyển này xảy ra rất chậm để tạo 1 lượng trombin cần cho máu đông , sau đó trombin sẽ làm tăng quá trình tạo ra nó bằng cách hoạt hóa yếu tố V và VIII
§  V thuộc phức hợp protrombinase
§  VIII thuộc phức hợp hoạt hóa yếu tố X và còn giúp ổn định mạng lưới fibrin
-          Giai đoạn chuyển fibrinogen thành fibrin
o   Fibrinogen là protein huyết do gan sản xuất . Trombin chuyển nó thành fibrin đơn phân . Sau đó fibrin đơn phân trùng hợp thành mạng fibrin
o   Trombin còn hoạt hóa yếu tố V và VIII….

     Mối liên quan giữa đông máu nội sinh và ngoại sinh
-          Khi tổn thương mạch máu -> khởi động đồng thời cả 2 con đường đông máu : con đường ngoại sinh là yếu tố III của mô , con đường nội sinh là yếu tố XII hoạt hóa
-          Mối liên hệ giữa 2 con đường thể hiện ở tác dụng trombin làm hoạt hóa các yếu tố trong cơ chế nội sinh . Trombin hoạt hóa VIII và cũng tác dụng trực tiếp lên tiểu cầu làm tiểu cầu kết tụ và giải phóng các hạt chứa chất chống đông chưa hoạt động . Như vậy sự khởi động đông máu ngoại sinh cũng gây hoạt hóa đông máu nội sinh .
-          Khi máu cho vào ống nghiệm thì chỉ có đông máu nội sinh (yếu tố XII và tiểu cầu hoạt hóa khi tiếp xúc thành ống nghiệm . Tráng thành ống =silicon thời gian đông máu sẽ dài hàng giờ
-          Đông máu trong lòng mạch là đôi khi do 1 số yếu tố hoạt hóa con đường nội sinh như : phức hợp KN-KT ,  1 số thuốc

-          Sự khác nhau giữa con đường nội sinh và ngoại sinh là : con đường  ngoại sinh 1 khi phát động sẽ mang tính bùng nổ, tốc độ của phản ứng đông máu chỉ bị giới hạn bởi lượng tromboplastin của mô do các mô tổn thương giải phóng và bởi số lượng của yếu tố X, VII, V trong máu. Chấn thương nặng -> đông máu chỉ trong vòng 15s, trong khi con đường nội sinh mất1-6’


0 comments :

Post a Comment