Bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính cần điều trị lâu dài, thường xuyên, mục tiêu là ngăn chặn đợt bùng phát của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các bác sĩ có thể cho rằng bạn cần
phải dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Điều trị Bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm
Cai thuốc lá là yêu cầu cần thiết để loại bỏ yếu tố nguy cơ
Xem thêm tại Cai thuốc lá bằng liệu pháp thay thếnicotine
Corticoid hít
Một số người bị COPD đáp ứng tốt với
corticoid đường uống có thể duy trì trong thời gian dài với corticoid hít.
Việc sử dụng loại thuốc này rất phổ
biến mặc dù bằng chứng về hiệu quả của nó đối với COPD cũng rất ít. Corticoid
không làm chậm lại quá trình suy giảm chức năng phổi. Tuy nhiên, chúng làm giảm
tần số xuất hiện cơn và cải thiện tính chất bệnh cùng với chất lượng sống ở một
số bệnh nhân COPD.
Corticoid dạng hít có ít tác dụng
phụ hơn dạng uống, nhưng chúng cho hiệu quả thấp hơn, ngay cả khi được sử dụng
với liều cao.
Thuốc đồng vận Beta 2 - thuốc giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản đồng vận beta 2
dạng hít có tác dụng làm giãn và thông đường thở. Chúng có tác dụng nhanh,
thường là trong vài phút.
Thuốc đồng vận beta 2 được dùng chủ
yếu để giảm triệu chứng của COPD. Đồng vận beta 2 dạng hít là cách điều trị lựa
chọn cho cơn COPD cấp.
Có 2 loại đồng vận beta 2 tác dụng
kéo dài (formoterol, salmeterol) được sử dụng. Chúng có thể có ích nếu như bạn
thường dùng loại tác dụng ngắn hoặc bạn thấy xuất hiện triệu chứng vào ban đêm.
Thuốc ức chế đối giao cảm - giãn phế quản
Duy trì điều trị bằng thuốc kháng
đối giao cảm dạng xịt (ipratropium bromide) có thể sẽ hiệu quả hơn đồng vận
beta 2 đối với những bệnh nhân COPD, đặc biệt trong việc giảm thở hụt hơi.
Ipratropium bromide làm thông đường
thở nhưng có ít tác dụng phụ.
Nó được cho dưới dạng bình xịt có
định liều, khoảng 2 - 4 nhát, 4 lần mỗi ngày. Có thể cho thêm đồng vận beta 2 nếu
cần thiết.
Mặc dù nó cho tác dụng chậm hơn đồng
vận beta 2 dạng hít (khoảng 30 - 60 phút), nhưng tác dụng của nó lại kéo dài
hơn. Do đó nó không thích hợp để dùng với mục đích khẩn cấp.
Những người bị cơn COPD cấp đáp ứng
tốt với đồng vận beta 2 dạng hít và kháng đối giao cảm dạng xịt. Việc điều trị
thường là bắt đầu với việc cho đồng vận beta 2 dạng hít qua máy xông. Cho thuốc
dạng này cũng làm giảm tác dụng phụ. Ipratropium bromide dạng xịt cũng thường
có thể được thêm vào.
Thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài
Methylxanthine, chẳng hạn như
theophylline, là một nhóm thuốc có liên quan đến caffein. Chúng tác động trên
bệnh COPD bằng cách làm thông đường thở. Ngoài ra, methylxanthine làm giảm
viêm, cải thiện chức năng cơ hô hấp, kích thích trung tâm hô hấp của não.
Thêm theophyline vào nhóm thuốc dãn
phế quản có thể có ích mặc dù đáp ứng với theophyline khác nhau tùy theo mỗi
bệnh nhân. Tuy nhiên người ta ngày càng ít sử dụng chúng trong thập kỷ vừa qua
do nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Những tác dụng phụ bao
gồm: bứt rứt, run giật, buồn ngủ, nôn ói,
loạn nhịp tim
và đột quỵ.
Corticoid dạng uống
Corticoid được dùng với những người
không cải thiện sau khi đã dìmh các loại thuốc khác hoặc những người đang lên
cơn cấp tính.
Corticoid dạng uống được dùng điều
trị thành công ở những người bị cơn cấp tính. Chúng cải thiện triệu chứng và
chức năng của phổi trong những trường hợp này. Corticoid dạng uống thường không
được khuyến khích dùng trong thời gian dài do những phản ứng phụ của chúng.
Kháng sinh
Những bệnh nhân COPD thường hay bị
nhiễm trùng đường hô hấp dưới, mục đích của kháng sinh không phải là để ngăn
chặn vi trùng mà là điều trị những cơn cấp.
Điều trị bằng kháng sinh có lợi cho
những người bị cơn cấp với ít nhất 2 trong số những triệu chứng sau (tiêu chuẩn
Winnipeg): thở hụt hơi tăng nhiều, tăng sản xuất đàm, tăng xuất tiết đàm.
Loại thuốc được lựa chọn đầu tiên
bao gồm amoxicillin, cefaclor, hoặc trimethoprim/sulfamethoxazole. Thứ hai là
azithromycin, clarithromycin, và fluoroquinolone.
Thuốc long đờm
Thuốc làm loãng đàm không chỉ làm
giảm độ đặc của đàm mà còn tăng độ thanh thải của nó nữa.
Oxy
COPD thường đi kèm với thiếu oxy
máu.
Trong nhiều trường hợp, triệu chứng
thiếu oxy máu không xuất hiện lúc bệnh nhân nghỉ ngơi mà là vào lúc họ gắng
sức. Ngay cả khi những nghiên cứu xác định ích lợi lâu dài của việc thở oxy đơn
độc đối với các hoạt động thể lực vẫn chưa được tiến hành thì việc cho thở oxy
tại nhà vẫn thường được các bác sĩ khuyên dùng đối với những người bị giảm oxy
máu khi gắng sức. Thở oxy khi gắng sức có thể giúp làm tăng áp lực động mạch
phổi, giảm triệu chứng thở hụt hơi và tăng khả năng vận động.
Việc thở oxy đối với những bệnh nhân
COPD cũng có thể cần thiết trong khi đi máy bay do áp suất trong cabin máy bay
thấp. Bạn có thể chuẩn bị cho chuyến bay bằng cách thở oxy trước khi khởi hành.
Những bệnh nhân COPD bị thức dậy
giữa chừng bởi những triệu chứng của nó cũng có thể cần phải thở oxy.
Thở oxy thường thì an toàn. Người ta
đã nhận biết được độc tính của oxy liều cao, nhưng vẫn tìm thấy rất ít những
tác hại lâu dài của thở oxy liều thấp. Do việc thở oxy lâu dài làm giảm tỷ lệ
tử vong với những người bị COPD nặng, tăng khả năng sống còn và chất lượng sống
đã lấn át những nguy cơ có thể xảy ra.
Mối nguy hiểm lớn nhất của liệu pháp
này là cháy và nổ. Những bệnh nhân COPD, gia đình, và người chăm sóc không nên
hút thuốc khi máy thở oxy đang được sử dụng. Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì
những tai nạn lớn thường hiếm gặp và có thể tránh nếu được huấn luyện kỹ càng.
0 comments :
Post a Comment