câu 31 Trình bày cơ chế tự điều hòa và vai trò của hệ thần kinh tự chủ trong điều hòa hoạt động tim. ~ Sức khỏe Bệnh Phổi

câu 31 Trình bày cơ chế tự điều hòa và vai trò của hệ thần kinh tự chủ trong điều hòa hoạt động tim.

Trình bày cơ chế tự điều hòa và vai trò của hệ thần kinh tự chủ trong điều hòa hoạt động tim. 

  1. Cơ chế Frank-Starling
-          Phát biểu như sau : Lực co cơ tim tỉ lệ thuận với chiều dài sợi cơ tim trước khi co . Nghĩa là nếu máu tĩnh mạch về tim càng nhiều , tâm thất càng giãn to làm các sợi actin và myosin gối nhau ở vị trí thuận lợi hơn , do đó lực co cơ tim càng mạnh . Tuy nhiên , sự giãn cơ tim trong mức độ nhất định làm tăng lực co cơ tim nhưng khi giãn quá mức à các cầu nối ở sợi myosin khó gắn vào vị trí hoạt động trên sợi actin à chúng khó trượt lên nhau à lực co cơ tim bị giảm
-          Cơ chế này giúp tim tự thay đổi lực tâm thu trong những điều kiện khác nhau của cơ thể . Khi máu về tim nhiều , tim co bóp tăng nhằm đẩy 1 lượng máu nhiều hơn vào động mạch ,làm tăng lưu lượng tim ,  tránh bị ứ đọng máu trong tim
  1. Vai trò của hệ thần kinh  tự chủ trong điều hòa hoạt động tim
a.      Hệ phó giao cảm
-          Trung tâm thần kinh  phó giao cảm điều hòa hoạt động tim là nhân X ở hành não . Sợi trước hạch đi tới hạch PGC nằm ngay trong cơ tim , sợi sau hạch thì đến chi phối nút xoang và nút nhĩ thất
-          Tác dụng của hệ PGC: đập yếu , chậm , giảm trương lực , giảm tốc độ dẫn truyền (PQ dài ra ) , giảm tính hưng phấn của cơ tim
-          Chất trung gian là acetylcholin
b.      Hệ giao cảm
-          Trung tâm giao cảm điều hòa hoạt động tim ở sừng bên chất xám tủy sống lưng 1-> 3 và cũng có 1 số sợi từ cổ 1-> 7, hạch ở cạnh sống . Sợi sau hạch tới nút xoang, nút nhĩ thất, bó His
-          Tác dụng : đập mạnh ,nhanh ,tăng trương lực , tăng v dẫn truyền , tăng hưng phấn

-          Chất trung gian : noradrenalin 

0 comments :

Post a Comment