Trình bày nguyên lý, các sóng của điện tâm đồ bình thường ở đạo trình DII và ý nghĩa.
Nguyên lý của ĐTĐ:
-
Bình thường màng sợi co tim phân cực, bên trong màng
âm hơn so với bên ngoài và có điện thế nghỉ khoảng -80 đên -90 mV.
-
Khi tim hoạt động ở mỗi sợi cơ tim xuất hiện một
điện thế điện hoạt động. Tổng hợp dòng điện hoạt động của các sợi cơ tim là
dòng điện hoạt động của tim.
-
Cơ thể là môi trường dẫn điện tương đối đồng nhất
→ điện thế hoạt động của tim lan ra khắp cơ thể → da → ghi lại bằng cách nối
hai điện cực của máy ghi với hai điểm khác nhau trên cơ thể.
-
Trong thực tế người ta quy định 1 số điểm đặt
điện cực của máy ghi vào cơ thể (ví dụ: cổ tay, cổ chân, vùng trước tim)
-
Đường ghi dòng điện hoạt động của tim gọi là ĐTĐ
(ĐTĐ chính là đồ thị của sự biến thiên dòng điện do tim phát ra trong khi hoạt
động.
Phân tích một ĐTĐ ở đạo trình D2 :
Ở đạo trình D2 trong một chu kỳ tim ta có hình ảnh điện tim
như sau:
· Sóng
P :
-
Là sóng khử cực tâm nhĩ, là sóng dương, nhỏ vì cơ
tâm nhĩ mỏng.
-
Thời gian 0,08 - 0,1s
-
Điện thế 0,15 - 0,2 mV
· Khoảng PQ
-
Là thời gian dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ
xuống tâm thất
-
Thời gian = 0,15s ( được đo từ khởi điểm sóng P
đến khởi điểm sóng Q) Nếu PQ > 0,2s thì xuất hiện bloc nhĩ thất
· Phức
bộ QRS
-
Là sóng khử cực của tâm thất
-
Thời gian 0,07s (0,05-0,09s)
-
Các thành phần
+
Sóng Q là sóng (-) điện thế 0,01 - 0,03mV
+
Sóng R là sóng (+) nhanh, điện thế từ 1 -1,5 mV
+
Sóng S là sóng (-)
· Đoạn
ST là đoạn đồng điện
· Sóng
T
-
Là sóng tái cực tâm thất, xuất hiện lúc tâm thất
bắt đầu giãn
-
Là sóng (+) không đối xứng đường lên thoải đường
xuống dốc
-
Điện thế =1/4 - 1/3 sóng R (khoảng 0,3 Mv)
-
Thời gian 0,2s
-
Khoảng QT:
-
là thời gian tâm thu điện học (thời gian tâm thu
cơ học bắt đầu chậm hơn 1 chút, từ đỉnh sóng R đến cuối sóng T)
-
Thời gian 0,3-0,42 giây
Ý nghĩa :
· ĐTĐ
cho phép đánh giá thời gian dẫn truyền, điện thế hoạt động trong hệ thống nút và
khối cơ tim → đánh giá khả năng khử cực của tâm nhĩ trái hoặc phải, khử cực và
tái cực của tâm thất → thăm dò chức năng tim và đánh giá mức độ rối loạn chức năng
tim.
· Ghi
nhiều lần → đánh giá tiến triển của bệnh hoặc khả năng hồi phục chức năng tim
· Theo
dõi thể lực và đánh giá của các bài tập của vận động viên.
0 comments :
Post a Comment