Câu 25 Trình bày về giai đoạn tâm thất thu. ~ Sức khỏe Bệnh Phổi

Câu 25 Trình bày về giai đoạn tâm thất thu.

Trình bày về giai đoạn tâm thất thu. 


Hoạt động của tim lặp đi lặp lại một cách đều đặn nhịp nhàng theo một trình tự nhất định tạo nên chu kỳ hoạt dộng của tim hay còn gọi là chu chuyển tim.
Chu kỳ tim gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:
·    Giai đoạn tâm nhĩ thu
·    Giai đoạn tâm thất thu
·    Giai đoạn tâm trương toàn bộ

Người bình thường có nhịp tim 75 chu kỳ/phút thì thời gian của một chu kỳ tim là 0.8s, trong đó giai đoạn tâm thất thu kéo dài 0,3s.

Giai đoạn tâm thất thu là giai đoạn cơ tâm thất co lại. Cơ tâm thất co lại bắt đầu sau giai đoạn tâm nhĩ thu. Giai đoạn này chia ra thành 2 thời kỳ là:

·    Thời kỳ tăng áp :
-   Bắt đầu: cơ tâm thất co lại, áp suất trong tâm thất tăng > áp suất trong tâm nhĩ → van nhĩ thất đóng lại.
-   Trong lúc này, áp suất trong tâm thất < áp suất trong động mạch → van tổ chim (van động mạch) chưa mở ra → máu trong tâm thất không thoát đi đâu được (thể tích máu trong tâm thất không thay đổi do vậy còn gọi là giai đoạn co đẳng tích hay đẳng trường) nên áp suất trong tâm thất tăng lên rất nhanh. (P = F/S khi thể tích thay đổi làm cho diện tích tiếp xúc giữa máu và thành tâm thất không đổi trong khi đó lực co bóp của cơ tâm thất vẫn tăng lên làm cho áp suất tăng nhanh)
-   Thời gian của thời kỳ tăng áp là 0,05s
-   Trong thời kỳ tăng áp, áp suất trong tâm thất vẫn tăng lên làm cho van nhĩ thất đóng lại và lồi lên về phía tâm nhĩ, do vậy áp suất trong tâm nhĩ cũng tăng lên.
·    Thời kỳ tống máu:
-   Cuối kỳ tăng áp, áp suất trong tâm thất > áp suất trong động mạch chủ và động mạch phổi → van tổ chim mở ra, máu được phun vào trong động mạch, tâm thất vẫn tiếp tục co bóp, thể tích tâm thất tiếp tục nhỏ lại, áp suất trong tâm thất vẫn ở mức cao, máu tiếp tục được đổ vào trong động mạch.
-   Thời gian của thời kỳ tống máu là 0,25s. Thời kỳ tống máu chia thành hai thì:
+     Thì tống máu nhanh: là thì bắt đầu của thời kỳ tống máu, thời gian khoảng 0,09s. 4/5 lượng máu được tống vào trong động mạch trong thì này.
+     Thì tống máu chậm: là thì tiếp tục của thời kỳ tống máu nhanh, thời gian khoảng 0,16s, 1/5 lượng máu của tâm thất được tống vào động mạch trong thì này.

·    Trong lúc nghỉ ngơi mỗi lần tâm thất thu tống vào trong động mạch khoảng 60ml máu. Thể tích này gọi là thể tích tâm thu. Thành của tâm thất T dày hơn tâm thất phải, lực co của tâm thất T lớn hơn tâm thất P bởi vì sức cản của thành vòng tuần hoàn nhỏ thấp hơn sức cản của vòng tuần hoàn lớn.do đó mỗi lần co bóp tâm thất T và tâm thất P tống vào trong động mạch chủ và động mạch phổi với một lượng máu xấp xỉ nhau.


0 comments :

Post a Comment