Tổng quan điêu trị COPD
Khi đã có triệu chứng và được chẩn đoán mắc Bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc điều trị để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và sự bùng phát hay còn gọi là Đợt cấp của Bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính. Mục tiêu điều trị đối với COPD là
cải thiện chất lượng sống bằng cách phòng ngừa các triệu chứng và cơn nặng của
bệnh, do đó bảo toàn chức năng tối ưu của phổi.
Nếu bị chẩn đoán là COPD, bạn nên
tìm hiểu kỹ về bệnh của mình và tham gia tích cực vào chương trình điều trị. Hiện nay có rất nhiều câu lạc bộ Bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính như CMU (ở Bệnh viện Phổi Trung ương) , câu lạc bộ ở Bệnh viện Phổi Hà Nội, và ở các địa phương khác...
Điều trị Bệnh Phổi tắc nghẽn tại nhà
Ngừng hút thuốc là việc quan trọng
nhất bạn có thể làm để cải thiện tình hình. Theo thống kê dịch tễ học, hHầu hết những bệnh nhân bị COPD
là những người đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc trước đây. Kế hoạch ngừng hút thuốc là
một phần cơ bản trong toàn bộ kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ thuốc
thành công vẫn thấp do những nguyên nhân sau:
- Sức gây nghiện của nicotine.
- Đáp ứng của cơ thể với những tác nhân kích thích liên quan đến khói thuốc.
- Vấn đề tâm lý, bao gồm stress, trình độ văn hóa thấp, và những chiến dịch phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp thuốc lá.
Quá trình chuyển từ hút thuốc sang không hút thuốc về cơ bản gồm 5 giai đoạn:
- Trước khi suy tính
- Suy tính
- Chuẩn bị
- Hành động
- Duy trì
Tiến trình bỏ thuốc có thể có sự can thiệp của nhiều phía, bao gồm:
- Bản thân
- Nhóm
- Bác sĩ
- Nơi làm việc
- Các chương trình cộng đồng.
Một chương trình bỏ thuốc thành công thường dùng các nguồn trợ lực sau:
- Giáo dục sức khỏe
- Theo dõi
- Phòng tái phát
- Những lời khuyên về thay đổi lối sống
- Chương trình hỗ trợ của xã hội
- Điều trị phụ thêm (chẳng hạn như uống thuốc)
Điều trị Bệnh Phổi tắc nghẽn Tại bệnh viện
Ba mục tiêu chính của việc điều trị COPD là:
- Giảm giới hạn thông khí
- Phòng ngừa và điều trị những biến chứng (như suy hô hấp, giảm oxy máu, nhiễm trùng, suy tim...).
- Giảm triệu chứng hô hấp và cải thiện chất lượng sống.
Đợt cấp của COPD là một trong
những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải nhập viện.
Bạn có thể phải cần nhập viện nếu bị
suy chức năng hô hấp nặng, nếu bệnh tiến triển, hoặc nếu bạn có một bệnh về hô
hấp nghiêm trọng khác (như viêm phổi, viêm phế quản cấp). Mục tiêu nhập viện là
để điều trị triệu chứng và ngăn ngừa diễn tiến xấu hơn).
Có thể bạn sẽ phải vào phòng săn sóc
tích cực (ICU - Intensive care unit) nếu cần phải thở máy xâm lấn hoặc không
xâm lấn hoặc nếu có những triệu chứng sau:
- Lú lẫn
- Lơ mơ
- Mỏi cơ hô hấp
- Thiếu oxy máu nặng
- Toan hô hấp (tình trạng tích trữ CO2 trong máu)
0 comments :
Post a Comment