5 Trình bày về vận chuyển tích cực nguyên phát (bơm Na+- K+). ~ Sức khỏe Bệnh Phổi

5 Trình bày về vận chuyển tích cực nguyên phát (bơm Na+- K+).

Trình bày về vận chuyển tích cực nguyên phát (bơm Na+- K+). 

·    Vận chuyển tích cực là sự chuyển động của vật chất ngược gradient điện hóa (tổng lực tạo ra chuyển động, gồm chênh lệch nồng độ, áp suất, và điện thế)
·    Phải có chất mang và năng lượng bên ngoài.
·    Vận chuyển tích cực nguyên phát là hình thức vận chuyển sử dụng năng lượng từ phân giải ATP hoặc từ một số chất phosphate giàu năng lượng như creatin phosphate.

Trình bày về vận chuyển tích cực nguyên phát (bơm Na+- K+).

·    Bơm Na+/K+ ATPase bơm Na+ ra và bơm K+ vào tế bào, có ở màng của mọi tế bào.
-   Cấu tạo: là protein mang có 2 phân tử protein dạng cầu, 1 to (100.000 dalton) -1 nhỏ (55.000 dalton). Protein nhỏ chưa rõ chức năng, protein to:
+     Mặt trong có 3 receptor đặc hiệu Na+, gần đó có ATPase
+     Mặt ngoài có 2 receptor đặc hiệu K+
-   Hoạt động: khi 3 Na+ gắn mặt trong + 2 K+ gắn mặt ngoài → ATPase hoạt hóa, phân giải 1 phân tử ATP giải phóng năng lượng → biến dạng phân tử protein mang đưa 3 Na+ ra ngoài + 2 K+ vào trong tế bào.
-   Vai trò và ý nghĩa:
+     Kiểm soát dịch tế bào: quan trọng nhất. Trong tế bào có nhiều protein và hữu cơ khác không thể thấm ra ngoài do kích thước lớn, phần lớn mang điện tích âm → hấp dẫn ion + → áp lực thẩm thấu hút nước vào trong. Bơm ngăn cản khuynh hướng này do đưa 3 Na+ ra ngoài mà chỉ đưa 2 K+ vào trong. Màng tế bào ít thấm Na hơn K nên khi ion Na+ được bơm ra ngoài nó ở lại ngoài và kéo nước ra theo. Khi tế bào bắt đầu phồng lên thì sẽ hoạt hóa bơm để đưa nhiều Na+ và nước ra ngoài giữa cho thể tích tế bào không đổi.
+     Tạo điện thế nghỉ: 3 Na+ ra-2 K+ vào → mỗi lần hoạt động đưa 1 ion dương ra ngoài → ion dương bên ngoài tăng → tạo điện tích âm ở bên trong màng khi tế bào nghỉ. Đóng vai trò quan trọng nhất trong các nguyên nhân tạo điện thế nghỉ.


0 comments :

Post a Comment